Hà Nam

Những năm gần đây Hà Nam địa điểm du lịch thu hút rất nhiều khách từ mọi miền tổ quốc và khách quốc tế với điểm đến khu du lịch Tam Chúc. Tuy nhiên Hà Nam không chỉ có 1 mình khu du lịch Tam Chúc mà còn rất nhiều những điểm đến tuyệt vời khác nữa mà bạn có thể đưa vào sổ tay du lịch của mình trước chuyển hành trình tới Hà Nam nhé.

Chúng ta cùng tìm hiểu một chút về vị trí địa lý của Hà Nam:

Hà Nam nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam, cách Thủ đô Hà Nội 56 km trên tuyến đường giao thông xuyên Bắc Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tây, phía Ðông giáp tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.542 km2, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc- Nam, đường 21A, 21B, đường 62, đường 60. Hệ thống sông ngòi chính chảy trên địa bàn gồm: sông Hồng, sông Ðáy, sông Châu thuận tiện cho giao thông thủy.

Khu du lịch Tam Chúc
Khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao cách thành phố Phủ Lý gần 15 km về phía Tây nằm trên tuyến quốc lộ 21 kề cận với các khu du lịch lớn của quốc gia như Khu du lịch chùa Hương (Hà Nội), khu du lịch Bái Đính, Cúc Phương (Ninh Bình) khu du lịch chùa Tiên (Hoà Bình). Toàn khu vực bao gồm hệ thống danh lam, thắng cảnh gắn với hồ Tam Chúc và chùa Ba Sao nằm ở thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

du-lich-ha-nam

Ảnh Sưu Tầm

du-lich-ha-nam-1
Với diện tích 5.100ha, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ kỳ vỹ, ba mặt được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, dưới lòng hồ là 6 quả núi nhô lên in hình bóng nước, xung quanh là những đầm sen thơm ngát. Đứng từ trên cao nhìn từ nhìn xuống, Tam Chúc được ví như ”Vịnh Hạ Long” trên cạn. Khu du lịch Tam Chúc gồm các hạng mục như: Khu lòng hồ; Khu văn hóa tâm linh; Khu nghỉ dưỡng; sân golf 36 lỗ; Khu cây xanh và dịch vụ ven hồ; Khu bảo tồn di tích và cảnh quan thiên nhiên. Khu du lịch Tam Chúc đang và sẽ là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở Hà Nam nói riêng cũng như tại Việt Nam nói chung.

Bát Cảnh Sơn
Quần thể di tích thắng cảnh Bát cảnh sơn nằm ở xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, Hà Nam . Xưa kia, ở Bát cảnh sơn có 8 ngôi chùa và một ngôi miếu thờ thổ đại thần linh được bài trí xây dựng theo thuyết bát quái ngũ hành. Bát cảnh sơn bao gồm các thắng cảnh: chùa Ông, hồ Ông Đền 2, Chùa Kiều, Chùa Bà, chùa Dâu, chùa Cả, chùa Bông, chùa Vân Mộng…

du-lich-ha-nam-2
Có thể do tám ngôi chùa mà vùng núi này được đặt tên là Bát cảnh sơn? Ngày nay, mặc dù một vài cảnh quan đã bị hủy hoại vì chiến tranh xưa nhưng hàng năm khách vãn cảnh và khách du lịch thập phương vẫn về thăm với một số lượng khá đông.

Ao Dong – Động Thủy (Hang Luồn)
Ao Dong thuộc địa phận xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng. Lọt thỏm giữa bao quanh bốn bề là những ngọn núi đá sừng sững, ao Dong bất ngờ hiện ra bằng một khoảng nước trong mát, tĩnh lặng.Ao Dong rộng khoảng 300 mẫu, nước Ao Dong trong vắt một màu. Do đó, ngồi trên thuyền du khách có thể nhìn thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội, và các thảm thực vật nhiều màu sắc kỳ lạ dưới đáy ao.

du-lich-ha-nam-3
Xuất phát từ cây cầu Tình Yêu, du khách ngồi trên thuyền sẽ bắt đầu hành trình khám phá hang Luồn. Cửa hang tương đối rộng, độ cao tùy thuộc vào mùa con nước. Hang Luồn có chiều dài khoảng 400m, kích thước khá nhỏ, nhưng vòm cửa hang rộng với những tán cây xòa bóng. Trong không gian âm tối, chỉ có tiếng gió và tiếng khỏa nước mỗi khi con thuyền tiến về phía trước, còn du khách thì háo hức quét ánh sáng đèn pin tới từng ngóc ngách trong hang để kiếm tìm những hình thù thạch nhũ dị biệt.
Quay trở ngược về phía cửa hang, qua ao Dong, rồi lại qua gầm cầu Tình Yêu, thuyền tiến vào một hang động khác. Đây là hang cùng, có độ dài khoảng 100m, nhưng bề rộng cũng tương đương hang Luồn. Điểm đặc biệt của hang này là có một khoảng đất tương đối bằng phẳng, rộng rãi, du khách có thể nghỉ ngơi trên đó. Cùng với không gian thoáng đãng và khí hậu mát mẻ, nơi đây chính là lựa chọn tuyệt vời cho những du khách yêu thích thiên nhiên.

Chùa Long Đọi Sơn
Chùa Long Đọi Sơn – Ngôi chùa cổ độc đáo, được xây dựng dưới thời Lý gần 1.000 năm tuổi nằm trên đỉnh ngọn núi Đọi (thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Chùa Đọi Sơn tọa lạc trên đỉnh núi Long Đọi, thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên. Trải qua gần một nghìn năm, với bao thăng trầm của lịch sử, chùa vẫn được biết tới là một danh thắng nổi tiếng, là trung tâm Phật giáo của trấn Sơn Nam xưa.

du-lich-ha-nam-4
Quần thể di tích Long Đọi Sơn có kiến trúc khang trang, với khuôn viên xây dựng rộng tới 10.000m2. Từ dưới chân núi, qua 373 bậc thang bằng đá xẻ, đá phiến, có bóng cây che mát, du khách sẽ lên chùa Đọi Sơn.Tương truyền, dưới thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn, đến thời Hậu Lê đổi tên là Đọi Sơn.
Ngôi chùa hiện chùa còn giữ được nhiều di vật quý như: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chính điện; 6 pho tượng Kim Cương bằng đá, cao 1,60m; bia đá Diên Linh (dựng năm 1121), cao 2,88m, rộng 1,40m và dày 0,29cm, đặt trên đế đá chạm rồng, hình chạm khắc và hoa văn trang trí trên bia mang đậm phong cách thời Lý; 4 pho tượng hình người có cánh cao 40cm, bề ngang 30cm.Quanh chân núi có 9 giếng nước tự nhiên mà dân gian gọi là chín mắt rồng.

du-lich-ha-nam-5

Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía, khung cảnh khoáng đạt, nên thơ, có cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, chân núi có dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa đào uốn quanh.Quần thể di tích danh thắng Đọi Sơn ngày càng khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa và du lịch to lớn, khắc sâu thêm biểu tượng của quê hương núi Đọi, sông Châu trên bản đồ Hà Nam.

Đền Trần Thương
Đền Trần Thương nằm bên bờ sông Hồng, tọa lạc tại thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân. Đền Trần Thương là một ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo được dựng lên ngay trên phần đất khi xưa ông dùng làm kho lương phục vụ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần 2.
Đền được xây dựng theo hình chữ Quốc nên trông vuông vắn, trên thế đất thiêng “hình nhân bái tướng”. Tổng thể kiến trúc cảnh quan ngôi đền gồm nghi môn ngoại, nghi môn nội, 5 tòa, 15 gian, chia thành 3 cung: Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam và hai giải vũ, 5 giếng…Không chỉ có kiến trúc độc đáo, linh thiêng, đền Trần Thương còn giữ lại được nhiều đồ thờ cúng cổ như ngai thờ, khám thờ, sập, nghê, rùa, bát hương và những vật dụng khác như hoành phi, câu đối, đại tự, lục bình, bát hương, bát đĩa, chén đôn, chuông cổ, chiếc kiếm bạc có vỏ được làm bằng đồi mồi rất quý chỉ được đưa ra thờ vào những ngày lễ hội.

du-lich-ha-nam-6
Đền Trần Thương, điểm quy tụ để nhân dân, khách thập phương xa gần, hành hương tưởng nhớ về nguồn cội, chiêm ngưỡng di tích lịch sử văn hóa và cầu nguyện may mắn trong cuộc sống.

Đền Trúc – Ngũ Động Sơn

du-lich-ha-nam-7
Điểm du lịch Đền thuộc địa phận xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng cách thành phố Phủ Lý 8km về phía Tây nằm trên tuyến quốc lộ 21A, khu du lịch Đền Trúc -Ngũ động Thi nơi thu hút đông đảo khách du lịch. Ngôi đền Trúc nằm ngay dưới chân núi Cấm, nơi đây thờ người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt.
Ngũ Động Sơn nằm núi Cấm có 5 hang động nối liền nhau tạo thành một dãy động liên hoàn có chiều dài hơn 100m. Trong động có nhiều thạch nhũ, màu sắc, tạo hình phong phú sinh động. Đây thực sự là điểm tham quan mang đến cho du khách những trải nghiệm bất ngờ, thú vị.

Khu du tích Cát Tường
Khu du tích Cát Tường nằm ở xã “An Hoà” nay là xã An Mỹ, Bác đứng nói chuyện với dân công ngày ấy mang tên cây đa Bác Hồ nay đã thành cổ thụ, cành lá xum xuê che mát cả một vùng, soi bóng xuống dòng sông lung linh như một nhân chứng lịch sử mãi mãi là biểu tượng cao đẹp gắn bó giữa lãnh tụ với nhân dân. Nơi đây trở thành quần thể khu di tích lưu niệm về chủ tịch Hồ Chí Minh.

du-lich-ha-nam-8
Với lòng kính yêu Bác vô hạn, hằng tháng vào ngày rằm, mùng một, nhiều người dân trong thôn duy trì thói quen vào thắp hương lên bàn thờ Bác trong Nhà lưu niệm Bác Hồ trong quần thể khu di tích. Khu di tích có khuôn viên rộng, một bên là cánh đồng, một bên là dòng sông Sắt chảy qua nên đây còn là nơi vui chơi giải trí của người dân trong thôn.

Núi Ngọc – Chùa Bà Đanh
Núi Ngọc nằm ở thôn Đanh, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Núi Ngọc cách chùa Bà Đanh 100m về phía bắc. Từ thành phố Phủ Lý, ngược sông Đáy 7km, tới bến Đanh, đi tiếp 100m là đến núi Ngọc.Quả núi nằm sát mặt nước sông Đáy. Núi Ngọc là một ngọn núi đá vôi trong hệ thống núi đá kéo dài từ Hòa Bình xuống hướng tây bắc đông nam qua xã Tượng Lĩnh – Khả Phong – Liên Sơn của huyện Kim Bảng. Tuy nhiên núi Ngọc nằm tách riêng, ngăn cách vệt dãy núi kia bằng con sông Đáy.

du-lich-ha-nam-9

du-lich-ha-nam-10
Núi Ngọc không cao lắm. Ở đây cây cối mọc nhiều, cây to cây nhỏ mọc chen nhau cành lá xum xuê do dân địa phương có ý thức giữ gìn. Trên núi có một cây si cổ thụ, tương truyền có tới hàng trăm tuổi. Đứng trên ngọn núi, du khách có cảm tưởng như được tách riêng biệt khỏi sự ồn ào náo nhiệt của cuộc sống hiện đại để hòa mình vào sự yên tĩnh thuần khiết của thiên nhiên với núi, sông, cây cỏ. Ngay dưới chân núi có một ngôi đền cổ thờ một ông nghè có công với dân làng.

Nối giữa chùa Bà Đanh và núi Ngọc là một bãi rộng trồng cây lưu niên, chủ yếu là vải thiều, nhãn, tùy thời vụ có xen cả ngô lúa. Nằm hoàn toàn biệt lập với khu dân cư, trên núi, dưới sông, gần đền, gần chùa, núi Ngọc quả là một thắng cảnh của đất Kim Bảng, một địa điểm du lịch đầy hấp dẫn.

Trên đây là những chia sẻ Go Today về những điểm đến du lịch tại Hà Nam. Hàng năm chúng tôi đã tổ chức hàng trăm tour du lịch quý khách hàng tới đây và luôn nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng gần xa. Nếu bạn đang có dự định tổ chức chuyến hành trình tới đây hãy liên hệ ngay với Go Today để được hỗ trợ nhé !

Tất cả tour Hà Nam
Hà Nam, Ninh Bình
1 Ngày
790,000 VNĐ
790,000 VNĐ